Cách mạng KHKT Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

1- "Cách mạng khoa học kỹ thuật" còn được gọi là "Cách mạng khoa học và công nghệ" do cả "kỹ thuật" và "công nghệ" đều có chung một từ tiếng Anh: "Technical". Đây là vấn đề ở tầm siêu vĩ mô (toàn cầu) và rất phức tạp nên không phải ai cũng viết được nếu không nghiên cứu sâu về nó. Tra cụm từ "Scientific and technical revolution" thì thấy en:wiki có bài "Scientific revolution". Tại địa chỉ này có bài "The "Scientific-Technological Revolution" and Soviet Foreign Policy". Tại địa chỉ này có bài "Scientific and Technological Revolution". Tạp chí World Politics của Đại học Cambridge cũng có danh mục các bài đề cập đến "Cách mạng KHKT của Liên Xô" do Erik P. Hoffmann tập hợp. Tại địa chỉ này có tài liệu "Tại sao cách mạng khoa học và công nghệ không diễn ra ở Trung Quốc...". Còn tại Bách khoa toàn thư của đại học Stanford có loạt bài về "Cách mạng khoa học" và ở địa chỉ này có cuốn sách "Technological Revolutions: Ethics and Policy in the Dark". Còn đây là cuốn sách The scientific revolution của Steven Shapin]. Nói chung tài liệu thì không thiếu và quan điểm chung là công nhận cả cách mạng khoa học lẫn cách mang công nghệ đều hiện hữu nhưng quan điểm nghiên cứu của các bên thì có một số nhận thức khác nhau.2- Khác nhau giữa "cổ điển lý thuyết", "hiện đại thực dụng" và "biện chứng":
  • Quan niệm cổ điển lý thuyết cho rằng khoa học phát triển độc lập với kỹ thuật do tính siêu hình của đối tượng nghiên cứu, do đó phái này tách rời "cách mạng khoa học" và "cách mạng kỹ thuật" (hay "cách mạng công nghệ"). Có nghiên cứu chỉ dừng lại ở lý thuyết, mặc dù xét về logic học là đúng đắn và khách quan nhưng không hoặc chưa có điều kiện để ứng dụng.
  • Quan điểm hiện đại thực dụng cho rằng cách mạng khoa học phải gắn với cách mạng công nghệ, cách mạng khoa học phải giải quyết những vấn đề mà công nghệ đòi hỏi, tháo gỡ bế tắc trong công nghệ và là khởi nguồn của cách mạng công nghệ.
  • Quan điểm biện chứng cho rằng "Cách mang khoa học và cách mạng công nghệ" luôn gắn bó với nhau nên co thể gộp chung thành khái niệm "Cách mạng khoa học và công nghệ". Hệ thống này vận hành theo cách thức: "Cách mạng khoa học khai sáng cho công nghệ, còng cách mạng công nghệ là động lực để thúc đẩy cách mạng khoa học".
3- Khác nhau về quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và chính trị xã hội:
  • Lý thuyết của Phương Tây cho rằng cách mạng khoa học và công nghệ không phải là cách mạng xã hội và không gắn với chính trị xã hội. Khoa học và công nghệ có con đường riêng và không phụ thuộc hay liên quan đến chính trị xã hội.
  • Lý thuyết của khối xã hội chủ nghĩa cũ (trước năm 1980) cho rằng Cách mạng khoa học kỹ thuật là bộ phận của cách mạng xã hội và là một trong những động lực của cách mạng xã hội. Cách mạng khoa học công nghệ trước hết ứng dụng kết quả của nó vào kinh tế và sau một độ trễ thời gian nhất định, tác động đến xã hội thông qua hệ thống chính trị xã hội.
  • Lý thuyết thứ ba cho rằng cách mạng khoa học và công nghệ là một dạng thức của cách mạng xã hội nhưng có vị trí độc lập tương đối, không nhất thiết phải gắn liền làm một với cách mạng xã hội nhưng có tác động tương hỗ đối với cách mạng xã hội.
4- Khác nhau về tiến trình lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật:
  • Khối XHCN cho rằng đã có đến 5 cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật diễn ra kể từ thời kỳ Phục hưng đến nay. Một số dấu mốc lịch sử đáng chú ý như phát kiến thiên văn của Galile và nhiều nhà vũ trụ học khác, phát kiến về lực hấp dẫn của Newton và một loạt phát kiến công nghệ thời tiền tư bản, thuyết lượng tử và thuyết tương đối liên quan đến các dạng năng lượng, một loạt phát kiến về điều khiển học, tự động hóa, sinh học sau CTTG II và bây giờ là công nghệ thông tin.
  • Phương Tây cho rằng chỉ có một cuộc cách mạng khoa học thời kỳ Phục hưng trên cơ sở xác lập chủ nghĩa duy vật trong khoa học, tách khoa học ra khỏi tôn giáo và dối lập với chủ nghĩa duy tâm. Tất cả các dấu ấn khác trong lịch sử loài người đều là cách mạng công nghệ, từ việc phát minh ra giấy và nghề in, thuốc nổ, la bàn, bàn tính của người Trung Quốc cổ đại đến việc phát minh ra năng lượng hạt nhân, vi mạch điện tử, computer, điện thoại di động cho đến tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo đều chỉ là Cách mạng công nghệ. Tất cả đều dựa trên nguyên lý khoa học cơ bản đã được nghiên cứu từ trước đó rất lâu.
  • Trường phái thứ ba cho rằng không có cách mạng khoa học. Khoa học phát triển theo con đường tuần tự, tiệm tiến, khi tích lũy đủ kết quả nghiên cứu làm thế năng, kết hợp với nhu cầu kinh tế xã hội làm động năng sẽ tạo ra cuộc cách mạng công nghệ.

Theo mình thì khi chưa giải quyết dứt khoát các khái niệm: "Cách mạng khoa học", "Cách mạng công nghệ", Cách mạng khoa học-kỹ thuật" và mối quan hệ giữa chúng thì chưa thể nói đến việc xem xét mối liên quan của nó đối với toàn cầu hay một quốc gia, toàn bộ lịch sử hay một thời kỳ lịch sử nhất định. Đó là do trong nghiên cứu khoa học về lý thuyết, cái tổng thể và cái chung sẽ chi phối cái cục bộ và cái riêng (ngược lại với nghiên cứu ứng dụng). Nhưng nếu thu thập đủ tài liệu vè các quan điểm, trường phái thì bài viết sẽ rất phong phú và hấp dẫn, dễ đạt được tính trung lập và bài có thể đạt được chất lượng cao. --Двина-C75MT 05:38, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--

Quan điểm hiện đại thực dụng và cách mạng khoa học và công nghệ không thấy được sự độc lập tương đối giữa hai thành phần khoa học và công nghệ và lẫn lộn về nhận thức giữa khoa học với lý thuyết, giữa ứng dụng với công nghệ. Bởi lý thuyết và ứng dụng đều là sản phẩm của khoa học và hiện thực hóa dưới dạng công nghệ (hay kỹ thuật cũng vậy). Ngoài ra, do ngôn ngữ Việt Nam vay mượn nhiều nên cũng hay có khái niệm hẹp: Ví dụ có thời kỳ người ta cho rằng công nghệ chỉ gắn với công nghiệp, có lúc kỹ thuật bị đánh đồng với kỹ năng, kỹ xảo. Viết tài liệu về những khái niệm này nhiều lúc tức anh ách. --Двина-C75MT 06:00, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--

Ở Lib.ru có chủ đề khoa học và công nghệ. Nhưng tranh cãi cũng khá nhiều vì người Nga đang đổi mới tư duy. --Двина-C75MT 06:02, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--

Sách cũ của khối XHCN về Cách mạng KHKT rất rất ít có trên mạng vì từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, người ta đã coi chúng như đồ bỏ đi. Chỉ còn mỗi cách dẫn sách in thôi. Nhưng mục tiêu của tôi vẫn là hoàn thành CTTG II đúng hẹn năm 2015, dù cho "phỉ" có quấy rối hậu phương thế nào thì cũng sẽ huy động NKVD và SHMESH trừng trị. Sholohov cứ viết đi, nếu bạn dùng tài liệu Nga, tôi sẽ dịch giúp. Mà hôm nọ Shokhov đã có một số địa chỉ Nga rồi đấy. Cứ dùng Google dịch cụm từ là truy cập được mà. --Двина-C75MT 16:19, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)--

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf